image
image
image
image

vùng đất của những câu chuyện mang đầy màu sắc huyền sử

Men theo triền cát trắng nằm phía Bắc ghềnh đá Nam Ô, cách mép nước chừng trăm bước chân, có một di tích lớn, bao quanh bởi tường thấp cùng hai tượng hổ ngồi ngay lối vào, giữa sân chầu đặt một lư hương cùng văn bia khắc dòng chữ “Hoa Ổ xã phụng thượng niệm Tiền hiền chi Thần vị”. Tên địa danh “Hoa Ổ” trên bia chính là tên cũ của làng Nam Ô.
Nhỏ bé và bình dị nhưng Nam Ô là chứng nhân cho biết bao trang sử hào hùng của đất nước. Ở đó, không chỉ những người dân biển chất phác mà dường như mỗi nhánh cây, ngọn cỏ, mỗi con sóng, phiến đá đều có riêng một câu chuyện, sẵn sàng thủ thỉ tâm tình cho những vị khách dừng chân.
image
image
image

DẤU ẤN MỘT MIỀN TÍCH SỬ

image KHÁM PHÁ
image
Vị trí địa lý đặc biệt hàng trăm năm đã mang tới cho Nam Ô dấu ấn giao hoà về văn hoá không nơi nào có được: những di chỉ Chăm Pa và Đại Việt, những công trình đặc trưng văn hoá làng chài ven biển. Tất cả đã làm nên đời sống văn hoá tinh thần, tín ngưỡng tâm linh phong phú và đậm đà bản sắc.
image
image
image
image
Theo sử sách ghi lại, xưa kia Nam Ô là vùng đất thuộc vương quốc Chăm Pa, đến khoảng thế kỷ XIV thì vua Chế Mân dâng Châu Ô, Châu Lý (châu Rý) cho Đại Việt để cưới Huyền Trân Công chúa nhà Trần. Từ đó vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên là Nam Ô.
Tuy nhiên, theo cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, còn một cách lý giải khác của tên làng. Tên xa xưa mà người Việt hay gọi làng là Hoa Ổ. Dưới thời Minh Mạng, do kỵ huý với tên Hoàng Thái hậu nên được đổi thành Nam Ổ. Sau này người Pháp đặt chân đến đây, vì đọc không có dấu nên trong thư tín, sách vở đều ghi thành trại Nam Ô.
image
Những tích sử trăm năm được người dân làng chài truyền qua từng thế hệ và hiện hữu trong câu chuyện về ngôi miếu vọng phủ rêu nấp dưới tàng cây xanh ngắt trên ghềnh đá, trong những mùa ra khơi ngôi mộ Tiền Hiền lại tấp nập ngư dân tới cầu xin phước lành…

LƯU GIỮ VẸN NGUYÊN TRONG NAM Ô THẤT BẢO

Trên đất Đà Nẵng, có lẽ ít nơi nào như Nam Ô, một vùng đất có đến 7 di tích lịch sử cùng lúc được xếp hạng cấp thành phố - điều mà các vị cao niên mỗi khi đón khách phương xa đến tìm hiểu về cái hay của làng mình lại tự hào giới thiệu: Nam Ô thất bảo
image KHÁM PHÁ
7 báu vật mà các cụ gọi là “Nam Ô thất bảo” bao gồm các công trình lịch sử, thiết chế văn hóa, gắn liền với đời sống tín ngưỡng, tâm linh từ bao đời nay của người dân làng chài: Đình Nam Ô, Lăng Ông, Miếu Âm linh (dân gian gọi Dinh Cô hồn), Nghĩa trũng Nam Ô, Miếu Bà Liễu Hạnh, Miếu Bà Bô Bô và Giếng Lăng.
image
image
image
image
image
Không chỉ lưu giữ những tích sử về tiến trình mở cõi của đất nước Đại Việt hay những nét truyền thống, tín ngưỡng tâm linh của cư dân làng biển, Nam Ô còn cất giữ trong mình câu chuyện về những làng nghề truyền thống như làm nước mắm, làm pháo và đóng guốc mộc.
image
Sự độc đáo về đời sống, văn hoá của Nam Ô đã trở thành nguồn cảm hứng để năm 1896, trong chuyến hành trình khám phá Đông Dương, nhà quay phim Gabriel Veyre đã ghi lại những thước phim đầu tiên trên thế giới. Đoạn phim chỉ dài chưa tới 1 phút nhưng vẫn được chiếu và bán vé tại Hội chợ Paris vào năm 1900 với tên “Le Village de Nam O - Panorama pris d’une chaise à porteurs” (Làng Nam Ô - Quay toàn cảnh trên ghế kiệu).
image

Vuốt ngang để xem toàn bộ

cuộc gặp gỡ của
những nghệ nhân

image

Năm 2010, những “nghệ nhân” Trung Thủy lần đầu tiên đặt chân tới Nam Ô trên chuyến hành trình qua miền di sản Huế – Hội An – Đà Nẵng.
image

Cuộc gặp gỡ tình cờ ấy đã nhen nhóm trong lòng những nghệ nhân khát khao được kiến tạo một tuyệt phẩm nghỉ dưỡng trên chính mảnh đất này.
image

Trong hơn một thập kỷ gắn bó với Nam Ô, những “nghệ nhân” Trung Thuỷ đã lắng nghe từng câu chuyện để hiểu từng thói quen, sự yêu ghét, niềm tự hào của những người dân làng chài.
image

Những bản phác thảo đầu tiên của Nam Ô Heritage dần thành hình và được đổi bằng hàng chục chuyến đi tới Nam Ô của những “nghệ nhân” trong suốt nhiều năm, cả trong mùa mưa bão.
image

Từng bản thiết kế được hiện thực hoá tại thực địa trong tinh thần nhiệt huyết, hào hứng nhưng đồng thời phải đảm bảo sự trau chuốt từ đội ngũ nhà phát triển dự án và đơn vị thiết kế.
image

Nam Ô Heritage là hiện thân của bản sắc văn hóa độc đáo, sự thanh bình, chất phác cuộc sống nơi làng chài, là “trái ngọt” của khát vọng kiến tạo một công trình mang đậm dấu ấn di sản cho miền tích sử dưới chân đèo Mây.

CẢM HỨNG THIẾT KẾ TỪ DẤU ẤN VĂN HÓA BẢN ĐỊA

Từ lối vào chính được thiết kế với cảm hứng Cổng làng Việt cổ, Nam Ô Heritage sẽ đưa du khách vào hành trình khám phá những giá trị văn hoá bản địa độc đáo qua kiến trúc. Chuyến tàu ấy sẽ chạy ngang qua những xưởng nước mắm trứ danh xứ Quảng, Miếu Âm Linh và Lăng Cá Ông linh thiêng, ngắm đoàn thuyền đi lộng trở về với khoang thuyền đầy ắp cá tôm, và tận hưởng trọn vẹn những hừng đông rực rỡ.
image

Vuốt ngang để xem toàn bộ

Nam Ô Heritage – Chuyến tàu Đông Dương về miền kiệt tác

Chuyến tàu ấy sẽ đưa những vị khách từ hiện tại trở về quá khứ. Ở đó hiện hữu một cánh cổng thần kỳ để mỗi du khách khi bước qua bỗng như lạc vào xứ sở diệu kỳ với ngập tràn sắc xanh của biển, của trời, và những khu vườn nhiệt đới ngập tràn cây cối.
image

nơi nghệ nhân
thêu giấc mơ làng biển

Giấc mơ kiến tạo một “kiệt tác nghệ thuật” từ cảm hứng di sản trăm năm được hiện thực hoá qua các thiết kế đậm dấu ấn văn hoá bản địa
Đặc biệt, sự hiện diện của con đường nội khu nối trực tiếp tới rừng thiêng Mỏm Hạc khiến cảm xúc về một miền tích sử càng thêm trọn vẹn.
image

Vuốt ngang để xem toàn bộ

Vuốt ngang để xem toàn bộ