Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

Lịch sử văn hóa

Những yếu tố lịch sử gắn chặt với đời sống người dân Nam Ô. Vì vậy, 2 yếu tố lịch sử và văn hóa luôn song hành với nhau, tạo cơ sở cho đời sống tín ngưỡng - tâm linh của người dân địa phương.

Nam Ô
Nam Ô

Câu chuyện về Huyền Trân Công Chúa

Nàng công chúa có công lớn trong việc mở cõi nước Nam

Năm 1306, nhà Trần gả Công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân để lấy hai châu Ô, Lý (Rý)​. Đến thánh 5/1307, vua Chế Mân qua đời. Theo tục lệ, công chúa Huyền Trân phải tuẫn tang theo vua. Tuy nhiên, vua Trần đã cử Tướng võ Trần Khắc Chung và Đặng Vân cùng tùy tùng sang Chiếm quốc viếng tang để tìm cách giải cứu công chúa.

Nam Ô
Nam Ô

Trên đường trở về, công chúa và đoàn tùy tùng đã dừng chân ở lại Nam Ô. Tại đây, công chúa đã có thời gian dạy người dân làm nông nghiệp theo cách của người Đại Việt nên rất được yêu mến và quý trọng. Về sau, công chúa xuất gia đi tu. Để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ nàng, người Nam Ô dựng miếu thờ vọng công chúa Huyền Trân trên ghềnh đá nam Ô, đồng thời ghi nhắc việc công chúa Huyền Trân là nhân vật quan trọng trong tiến trình mở cõi.

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

Câu chuyện về mộ Tiền Hiền Triệu Cơ

Nơi thờ những con người anh dũng, có công khai khẩn và bảo vệ làng chài nhỏ Nam Ô.

Có nhiều điển tích về ngôi mộ Tiền Hiền Triệu Cơ. Nhưng tất cả đều mang ý nghĩa thờ những người anh dũng, có công mở cõi và có ý nghĩa nhất định với người dân Nam Ô. Theo nhiều câu chuyện dân gian cho rằng, trong cuộc giải cứu công chúa Huyền Trân, đã có 1 viên tướng cùng binh lính đã chiến đấu với quân Chiêm Thành và anh dũng hi sinh. Cảm than trước sự lòng quả cảm, dân làng đã lập mộ và phong làm tiền hiền.

Nam Ô

Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu để lại rằng, Tiền Hiền Triệu Cơ chính là người Việt đầu tiên lưu lạc đến Nam Ô để tránh quân Minh. Ông ở lại vùng đất này, khai hoang và lập làng mạc từ đó. Khi ông mất, người dân lập mộ thờ cúng. Mỗi năm vào ngày 24 tháng 6 âm lịch, người dân vẫn tổ chức giỗ tiền hiền để tưởng nhớ người đã có công khai sinh ra Nam Ô ngày nay.

Nam Ô
Nam Ô

Tháp Xuân Dương - Dấu tích Chăm Pa

Di chỉ mang đậm nét văn hóa của đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người Chăm Pa cổ.

Tháp Chăm Xuân Dương là một di chỉ cổ, mang nhiều ý nghĩa sử học. Theo ghi chép, năm 1306, theo thỏa thuận sính lễ thì vua Chế Mân đồng ý cắt hai Châu Ô và Châu Lý để được cưới Huyền Trân công chúa. Tuy nhiên, sau đó người Chăm cương quyết không giao vùng đất này cho nhà Trần, mà một trong những lý do người Chăm quyết giữ là có liên quan đến tháp Xuân Dương. Bởi tháp Xuân Dương có vị trí và vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm.

Nam Ô

Năm 2015, Viện Khảo cổ học đã khai quật thám sát di tích tháp Chăm Xuân Sơn và thu được nhiều hiện vật, móng tháp và nhiều gạch Chăm. Ngày nay, di chỉ tháp Chăm Xuân Dương chỉ còn là tàn tích, nằm trong khuôn viên của đình Xuân Dương ngày nay.

Nam Ô
Nam Ô

Giếng Vuông Nam Ô

Dù nằm sát mặt biển, nhưng giếng vuông Nam Ô quanh năm thanh ngọt, mát vào mùa hạ, ấm vào mùa đông.

Tại Nam Ô hiện có 4/6 giếng vuông, nổi bật nhất trong đó là giếng Lăng, nằm bên cạnh Dinh Cô Hồn. Một số nhận định cho rằng, giếng vuông Nam Ô là di tích còn sót lại của nền văn hóa Chăm pa. Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia cho rằng, giếng vuông Nam Ô thực chất là của người Đại Việt, tiếp nhận một số kỹ thuật làm giếng của người Chăm Pa. Giếng có hình vuông, xây bằng các trụ đá từ đá thanh, một loại đá đặc trưng của Đà Nẵng.

Nam Ô

Dinh Cô Hồn
và Tín ngưỡng làng biển

Là một di tích có giá trị văn hóa lịch sử, chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo của dân làng Nam Ô.

Vốn và nơi nơi tưởng niệm các nghĩa sĩ hy sinh tại Nghĩa Trũng, về sau người dân mở rộng thờ các chiến sĩ tử trận qua các thời kỳ, cũng là nơi để thờ những “số phận không may” trôi dạt về đây. Theo tục truyền của dân làng Nam Ô, điều kiêng kỵ nhất với ngư dân ra khơi là làm rơi đồ xuống biển. Vì vậy, nếu trong chuyến hải trình, nếu có ngư dân nào làm rơi đồ, ngay khi trở về đất liền, phải đến Miếu Âm Linh, vẽ lại món đồ bị mất lên giấy, làm lễ cúng trong miếu rồi mang ra bờ biển đốt thành tro. Nghi thức này sẽ giúp giải đi vận xui.

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

Lăng Cá Ông

Văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của những làng chài Việt Nam

Đây là nơi thờ cốt cá Ông, loài cá được cho là “thần hộ mệnh” của ngư dân mỗi khi có gió to sóng lớn, Ông sẽ đưa tàu thuyền về bờ bến an toàn. Vì thế, qua nhiều thế hệ, lăng Cá Ông vẫn được gìn giữ với dáng vẻ tôn nghiêm, cổ kính.

Nam Ô

Hàng năm, vào khoảng 15/2 Âm lịch, người làng Nam Ô vẫn tổ chức Lễ hội Cầu ngư, với ước vọng cầu ngư đắc biển. Trong lễ hội cầu ngư có tổ chức hát bội, hát bã trạo; thi đấu các trò chơi dân gian như: đua thuyền, lắc thúng, kéo co, đẩy sào...

Nam Ô
Nam Ô

MIẾU BÀ LIỄU HẠNH

Dù nằm sát mặt biển, nhưng giếng vuông Nam Ô quanh năm thanh ngọt, mát vào mùa hạ, ấm vào mùa đông.

Tại Nam Ô hiện có 4/6 giếng vuông, nổi bật nhất trong đó là giếng Lăng, nằm bên cạnh Dinh Cô Hồn. Một số nhận định cho rằng, giếng vuông Nam Ô là di tích còn sót lại của nền văn hóa Chăm pa. Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia cho rằng, giếng vuông Nam Ô thực chất là của người Đại Việt, tiếp nhận một số kỹ thuật làm giếng của người Chăm Pa. Giếng có hình vuông, xây bằng các trụ đá từ đá thanh, một loại đá đặc trưng của Đà Nẵng.

Nam Ô

DI TÍCH BOONGKE

Là một di tích có giá trị văn hóa lịch sử, chứa đựng tính nhân văn, nhân đạo của dân làng Nam Ô.

Vốn và nơi nơi tưởng niệm các nghĩa sĩ hy sinh tại Nghĩa Trũng, về sau người dân mở rộng thờ các chiến sĩ tử trận qua các thời kỳ, cũng là nơi để thờ những “số phận không may” trôi dạt về đây. Theo tục truyền của dân làng Nam Ô, điều kiêng kỵ nhất với ngư dân ra khơi là làm rơi đồ xuống biển. Vì vậy, nếu trong chuyến hải trình, nếu có ngư dân nào làm rơi đồ, ngay khi trở về đất liền, phải đến Miếu Âm Linh, vẽ lại món đồ bị mất lên giấy, làm lễ cúng trong miếu rồi mang ra bờ biển đốt thành tro. Nghi thức này sẽ giúp giải đi vận xui.

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

NGHĨA TRŨNG NAM Ô

Văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của những làng chài Việt Nam

Đây là nơi thờ cốt cá Ông, loài cá được cho là “thần hộ mệnh” của ngư dân mỗi khi có gió to sóng lớn, Ông sẽ đưa tàu thuyền về bờ bến an toàn. Vì thế, qua nhiều thế hệ, lăng Cá Ông vẫn được gìn giữ với dáng vẻ tôn nghiêm, cổ kính.

Nam Ô

Hàng năm, vào khoảng 15/2 Âm lịch, người làng Nam Ô vẫn tổ chức Lễ hội Cầu ngư, với ước vọng cầu ngư đắc biển. Trong lễ hội cầu ngư có tổ chức hát bội, hát bã trạo; thi đấu các trò chơi dân gian như: đua thuyền, lắc thúng, kéo co, đẩy sào...

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

ẨM THỰC TIẾN VUA

Những yếu tố lịch sử gắn chặt với đời sống người dân Nam Ô. Vì vậy, 2 yếu tố lịch sử và văn hóa luôn song hành với nhau, tạo cơ sở cho đời sống tín ngưỡng - tâm linh của người dân địa phương.

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

NƯỚC MẮM NAM Ô

Nghề làm mắm ở Nam Ô cũng có từ rất sớm từ đầu thế kỷ XX.

Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu mắm Nam Ô, có lẽ chính là nằm ở công thức chế biến. Mắm Nam Ô được chế biến từ cá cơm than và muối ướp cá phải là muối Sa Huỳnh.

Với người Nam Ô, bí kíp làm nên loại nước mắm ngon nhất là phải đúng mùa cá, đúng loại cá cơm than ở vịnh Đà Nẵng, ngay chính cửa sông Cu Đê, muối nguyên chất hạt to (muối cà nát) được sản xuất từ những vùng nổi tiếng như Sa Huỳnh hay Cà Ná

Nam Ô
Nam Ô
Nam Ô

RONG BIỂN NAM Ô

Nam Ô còn một món tiến vua nữa là mức biển (một số khách buôn dung những từ như huyền tảo hoặc tóc tiên)
Mức biển là một loài rong tảo như rong câu, có màu đen tuyền, sợi dài như tóc.
Có 2 loại: mức lá và mức tóc
Mức biển được cạo trên các tảng đá ở ghềnh, mang về ngâm vào nước ngọt, 1kg có thể nở ra thành 4,5 kg mức bán ở chợ. Vào mùa Tết đến, mức khô thực sự đắc giá, mỗi 1kg có thể lên đến 300,000đ

Trước kia, người ta lùng mua mức để bán cho nhà hàng của Hoa kiều ở Chợ Lớn, chế biến cầu kỳ hơn thành món ăn chỉ phục vụ cho giới thượng lưu, quí tộc như soup tóc tiên, bí đao, bí đỏ, nấu tóc tiên, tóc tiên nấu giò, canh soup...
Một số món ăn khác được làm từ mức biển: trà sấy khô, chè mức biển…

Nam Ô
Nam Ô

GỎI CÁ NAM Ô

Gỏi cá Nam Ô cũng là một trong những món ăn được truyền rằng dùng để tiến vua. Nguyên liệu đặc biệt: cá trích vùng Nam Ô, da xanh ánh bạc, nhỏ như ngón tay, được đánh bắt sáng sớm + rau ghém được hái từ rừng Hải Vân 2 cách chế biến: gỏi khô & gỏi ướt Xưa kia, gỏi cuốn Nam Ô là món gỏi khô, món "ngự dụng" nên dân thường không được phép dung, gỏi ướt (gỏi dà) ra đời là cách để người dân “lách luật” Cú “switch” cống phẩm tiến vua
Nam Ô

CÂU CHUYỆN LÀNG CHÀI

Những yếu tố lịch sử gắn chặt với đời sống người dân Nam Ô. Vì vậy, 2 yếu tố lịch sử và văn hóa luôn song hành với nhau, tạo cơ sở cho đời sống tín ngưỡng - tâm linh của người dân địa phương.