CHÍNH QUYỀN ĐÀ NẴNG CÓ CHỦ TRƯƠNG HÌNH THÀNH KHU DU LỊCH SINH THÁI

Nam Ô

Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thành cách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lề đường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; là một làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm và làm pháo.

Làng cổ Nam Ô còn xuất hiện trong bộ phim ngắn với dung lượng gần 01 phút đầu tiên tại Việt Nam với tiêu đề “Le Village de Namo”, tác giả Gabriel Veyre của Hãng Lumière (Pháp) thực hiện năm 1896[1], và được chiếu ở Pháp vào năm 1900,[2][3] nơi diễn ra trận chiến giải cứu công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành của nhà Trần.

1. LỊCH SỬ

Nam Ô thuộc vương quốc Champa, về sau, vào khoảng đầu thế kỷ XIV, khi Chế Mân dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới công chúa Huyền Trân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên gọi Nam Ô[4], và từ đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở vùng này. Năm 1471, trong cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông, lại có thêm rất nhiều cư dân người Việt ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… vào vùng đất “ô châu ác địa” này để sinh sống. Năm 1558, khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Đàng Trong, các đợt di dân vào vùng đất này diễn ra ngày càng nhiều. Trong Đại Nam nhất thống chí có chép về địa danh Nam Ô như sau: “Núi Cu Đê cách huyện Hòa Vang 28 dặm về hướng bắc, lại có tên là núi Hoa Ổ (tên Nam Ô trước đây) rất nhiều ve, người địa phương bắt nấu, vị rất ngon. Mùa thu, mùa đông cầu vồng hiện ở phía nam núi, người ta lấy mà chiêm nghiệm mưa lụt. Núi thấp nhỏ, gỗ tạp mọc xanh um”.[1] Trải qua nhiều biến thiên và thăng trầm của lịch sử, đến nay, làng Nam Ô không còn rộng lớn như xưa, chỉ còn là một ngôi làng nhỏ nép mình bên vịnh Đà Nẵng, nhưng tên làng Nam Ô vẫn được giữ nguyên.[3]

Khai thác thủy hải sản đã cung cấp một lượng thực phẩm lớn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong vùng và các địa phương lân cận.

Tại làng Nam Ô, ngoài bốn giếng nước Chăm vẫn còn hiện diện tại làng, các nhà khảo cổ còn phát hiện rất nhiều di chỉ, phế tích khác có niên đại thế kỷ 10. Đáng kể nhất là bàn thờ lễ vật (bali-pitha) chạm khắc hình bốn con voi đi vòng quanh theo chiều kim đồng hồ với kích thước 80 x 107 x 107 cm đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Năm 2015, Viện Khảo cổ học đã đào khai quật thám sát di tích tháp Chăm Xuân Dương và thu được nhiều hiện vật.[1]

2. NGÀY NAY

Năm 2008, chính quyền Đà Nẵng có chủ trương hình thành Khu du lịch sinh thái ở Nam Ô và giao cho Tập đoàn Trung Thủy làm đơn vị đầu tư và phát triển.

Với mong muốn góp sức thay đổi diện mạo làng Nam Ô, đẩy mạnh du lịch phía Tây Bắc thành phố, Tập đoàn Trung Thủy đã hợp tác với kiến trúc sư Bill Bensley, người được tạp chí Times bình chọn là “ông hoàng của những khu nghỉ dưỡng quyến rũ nhất hành tinh”, thiết kế chi tiết Khu du lịch. Tập đoàn Trung Thủy tin tưởng, khi được thiết kế bởi “phù thủy” Bill Bensley, Nam Ô sẽ trở thành một sản phẩm du lịch cực kỳ ấn tượng và đặc sặc của Đà Nẵng, tạo điểm nhấn kiến trúc độc đáo tại đây. Dự án đã được phê duyệt 1/500 vào tháng 11/2019 và được UBND thành phố Đà Nẵng cấp Quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 7/2020.

Đi lộng là hình thức đánh bắt gần bờ diễn ra quanh năm · Đi khơi dành cho các phương tiện đánh bắt lớn

Không chỉ tạo ra một khu nghỉ dưỡng 5 sao mang tầm quốc tế, Tập đoàn Trung Thủy còn tâm huyết tạo ra một Nam Ô phát triển bền vững, giữ gìn những bản sắc vốn có, giới thiệu nét đẹp văn hóa làng nghề biển đến khách du lịch trong – ngoài nước và mang lại nguồn lợi về kinh tế – xã hội cho người dân. Tháng 11/2019, Tập đoàn Trung Thủy đề xuất lên UBND TP. Đà Nẵng Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô và nhận được sự ủng hộ tích cực từ các sở ban ngành. Đến tháng 3/2020, UBND TP. Đà Nẵng đã chính thức ban hành Đề án trên với tổng kinh phí lên đến 46,1 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Trung Thủy đóng góp hơn 35 tỷ đồng. Tháng 5/2020, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 3472/KH-UBND về triển khai

related news